Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
3279 người đã bình chọn
981 người đang online

Kỷ niệm 5 năm, Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận di sản văn hoá thế giới

Đăng ngày 14 - 12 - 2016
100%

Vĩnh Lộc là một huyện có bề dày truyền thống văn hoá lịch sử toàn huyện có 65 di tích đã được xếp hạng. Trong đó có 01 di sản văn hoá thế giới Thành nhà Hồ, 14 di tích cấp quốc gia, 50 di tích cấp tỉnh.

Vĩnh Lộc là một huyện có bề dày truyền thống văn hoá lịch sử toàn huyện có 65 di tích đã được xếp hạng. Trong đó có 01 di sản văn hoá thế giới Thành nhà Hồ, 14 di tích cấp quốc gia, 50 di tích cấp tỉnh. Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Thành nhà Hồ nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, thành còn được gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) .

          Theo Đại Việt Sử ký toàn thư chép vào năm 1397, Hồ Quý Ly đã sai "Thượng thư lại bộ kiêm thái sử lệnh Đỗ Tỉnh về vùng đất An Tôn (nay là Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) để xây dựng đắp thành,  đào hào lập nhà Tông miếu"  sau 3 tháng thành được xây dựng song.

          Thành nhà hồ được xây dựng trên thế đất bao bọc bởi 2 con sông (sông Mã và sông Bưởi với 3 bộ phận, La thành, Hào thành và Hoàng thành.

          Hoàng thành được xây dựng trên bình đồ có hình gần vuông. Chiều Bắc - Nam dài 870,5 m, chiều Đông - Tây dài 883,5 m. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng Tiền - Hậu - Tả - Hữu. Mỗi cửa đều được mở ở chính giữa. Các cổng này được xây dựng theo kiến trúc hình mái vòm. Những phiến đá trên vòm cửa được đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau.

          Cổng tiền (cổng phía Nam) là cổng chính, có ba cửa. Cửa giữa rộng 5,82 m, cao 5,75 m. Ba cổng còn lại chỉ có một cửa. Tường thành cao trung bình 5-6 m, chỗ cao nhất là cổng tiền cao 10 m.

          Nối liền với cửa Nam là con đường Hoa Nhai (đường Hoàng Gia) lát đá dài khoảng 2,5 km hướng về đàn tế Nam Giao (nơi nhà vua tế lễ) được xây dựng vào tháng 8/1402.

          Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các phiến đá dài trung bình 1,5 m, có tấm dài tới 6 m, trọng lượng ước nặng 24 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000 m3 và gần 100.000 m3 đất được đào đắp công phu, một nhà sử học người pháp là  Bơđaxiê đã đánh giá ”Người An Nam là người khổng lồ đào đất, thành nhà Hồ là một công trình kiến trúc đẹp kỳ vĩ của người An Nam”  .

          Những phiến đá nặng hàng tấn xếp trồng lên nhau mà không cần chất kết dính vẫn đảm bảo độ bền vững. Qua hơn 600 năm cùng những biến cố thăng trầm của lịch sử và tác động của thời tiết, hệ thống tường thành còn khá nguyên vẹn, dù thời gian xây dựng rất ngắn, chỉ trong khoảng 3 tháng.

          Theo sử sách trong thành còn rất nhiều công trình được xây dựng, như điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, tây Thái Miếu, đông Thái miếu, núi Thọ Kỳ, Dục Tượng... rất nguy nga, chẳng khác gì kinh đô Thăng Long.

          Với ý nghĩa toàn cầu của Thành nhà Hồ ngày 27/6/2011, tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy Ban di sản thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp), thành nhà Hồ đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

          §©y lµ niÒm tù hµo cña ng­êi d©n VÜnh Léc nãi riªng vµ cña d©n téc  ViÖt Nam nói chung ®· cã thªm mét Di s¶n v¨n ho¸ thÕ giíi. NhËn thøc ®­îc ®iÒu ®ã chóng ta cÇn ph¶i b¶o tån vµ ph¸t huy h¬n n÷a gi¸ trÞ v¨n ho¸ toµn cÇu cña Di s¶n thµnh nhµ Hå, qu¶ng b¸ giíi thiÖu cho du kh¸ch vµ b¹n bÌ thÕ giíi hiÓu biÕt h¬n n÷a gi¸ trÞ lÞch sö v¨n ho¸, truyÒn thèng chèng giÆc ngo¹i x©m cña d©n téc.

Ý kiến bạn đọc
    <

    Tin mới nhất

    °