Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
3281 người đã bình chọn
744 người đang online

Vĩnh Lộc làm tốt công tác dạy nghề cho lao động nông thôn

Đăng ngày 30 - 06 - 2016
100%

Hiện nay công tác đào tạo nghề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đang là vấn đề thách thức đặt ra cho toàn xã hội. cùng với việc đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất làm giảm tỷ lệ người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, bên cạnh đó việc quy hoạch các khu, cụm công nghiệp cũng dần thu hẹp diện tích sản xuất nông nghiệp, do đó nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được huyện Vĩnh Lộc quan tâm. Xem đây là nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế xã hội.

Để thực hiện hiệu quả công tác dạy nghề cho lao động nông thôn từ  năm 2010 đến nay Vĩnh Lộc đã ban hành nhiều Đề án, cơ chế,chính sách về công tác dạy nghề  theo  Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên như : Đề án  đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 đến 2015 định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 06 của Ban chấp hành  Đảng bộ huyện về giáo dục đào tạo và dạy nghề xã hội ..vv . .. Các chính sách  khuyến khích đầu tư phát triển  công nghiệp tiểu thủ công nghiệp  và du lịch  giai đoạn 2008-2015 nhằm tạo việc làm cho lao động nông thôn. Nhờ đó  công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn  trên địa bàn huyện  Vĩnh Lộc đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần đưa tốc độ tăng trương kinh tế tăng 4,5%, thu nhập bình quân đầu người tăng 12,5 triệu đồng và gấp 2,0 lần so với năm 2010.

 Đến năm 2015, trên địa bàn huyện  đã có trên 1.000  người lao động được hỗ trợ đào tạo nghề  theo quyết định 1956 của Thủ tướng chính phủ  vượt 10,23% theo kế hoạch được giao . Các nghề được đào tạo chủ yếu là nghề cơ điện, gò hàn, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, du lịch gia đình...

 Xác định dạy  nghề cho  lao động  phải là những nghề theo nhu cầu xã hội để sản phẩm làm ra được thị trường ưa chuộng, Vĩnh Lộc đã căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương  du nhập một  số ngành nghề mới vào sản xuất như nghề đan chao đèn lồng, móc hộp xuất khẩu,  may mặc…. Phát huy lợi thế là quê hương của Di sản thế giới Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc đã phối hợp với trung tâm bảo tồn di sản thế giới Thành Nhà Hồ và các công ty du lịch, trung tâm xúc tiến đầu tư và du lịch Tỉnh, các trường dạy nghề tổ chức nhiều  lớp  dạy nghề du lịch. Từng bước hướng dẫn cho nhân dân vùng di sản làm du lịch như:  du lịch   gia đình và cộng đồng, phát triển các sản phẩm nông sản và thủ công mỹ nghệ trên địa bàn  để bán cho khách du lịch.   Ngoài số lao động nông thôn được đào tạo nghề theo đề án hỗ trợ của Chính phủ, việc xã hội hóa công tác dạy nghề cũng được huyện đặc biệt quan tâm.  Hàng năm  Trạm khuyến nông , Trung tâm dạy nghề , Hội Nông dân, Hội phụ nữ huyện đã phối hợp với các ngành chức năng các công ty doanh nghiệp tổ chức  nhiều lớp tư vấn  khoa học kỹ thuât, truyền đạt kinh nghiệm sản xuất trên các lĩnh vực chăn nuôi trồng trọt cho lao động nông thôn, tuyển sinh các lớp đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp.Theo thống kê hàng năm toàn huyện có từ 10.000 đến 15.0000 lao động được tư vấn học nghề và 2.500 đến 3.000.000 lao động được giải quyết việc làm nâng tổng số lao động  qua đào tạo của huyện lên 50% ( tính đến tháng 6 năm 2016), tăng  trên 15% so với năm 2011. Ước tính đến cuối năm 2016 đạt 51%. Trong 5 năm từ  2011 đến tháng 6/ 2016 toàn huyện đã mở được 45 lớp đào tạo nghề cho trên  2.600 lao động trong đó có 31 lớp với trên 1.000 học viên đào tạo quyết định 1956/ TTG - của Thủ tướng chính phủ. Huyện cũng chú trọng ưu tiên các đối tượng  gia đình chính sách, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật.

 Nhờ biết phát huy lợi thế của địa phương,  đào tạo những nghề phù hợp với lao động nông thôn và nhu cầu thị trường  nên đã có 90% số lao động sau đào tạo tìm được việc làm. Hiện nay nhiều đơn vị, HTX, công ty, doanh nghiệp trên địa bàn làm tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn như: Xã Vĩnh Minh, Xã Vĩnh Long,  HTX may mặc cho người khuyết tật Hồng Ánh  có địa chỉ tại thôn Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến, ngoài dạy nghề  may mặc cho lao động nông thôn HTX còn nhận hàng chục lao động địa  phương là người khuyết tật vào làm việc với mức lương từ 2,5 đến 3 triệu đồng/ tháng. Với nhưng sản phẩm tinh xảo từ chất liệu truyền thống, áo dài của HTX Hồng Ánh đã tạo được thương hiệu riêng trên thị trường. Các sản phẩm của HTX do người khuyết tật làm ra đều được đánh giá cao khi tham gia trưng bày ở các hội chợ triển lãm trong nước, ngoài ra HTX cũng đã có gian hàng trưng bày tại Cộng hòa Pháp... Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Nông Phú dạy nghề trồng gấc cho hàng trăm lao động và năm 2016 đã tạo việc làm cho 70 lao động là người khuyết tật với nghề làm chổi đót xuất khẩu. Sau hơn một năm đi vào hoạt động đến nay hầu hết công nhân làm việc tại công ty đều thành thạo nghề , mỗi tháng xuất được hàng chục nghìn chổi đót đi các thị trường trong và ngoài nước. Ngoài các ngành nghề truyền thống hiện nay trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc còn phát triển rất nhiều ngành nghề  tiểu thủ công nghiệp dịch vụ khác như nghề may xuất khẩu, sản xuất đá ốp lát mỹ nghệ, chế biến nông sản, mộc dân dụng, nghề trồng hoa cây cảnh, huyện cũng du nhập thêm nhiều nghề mới và  đưa các mô hình mới vào  sản xuất. Hiện nay làng Mai xã Vĩnh Minh được đánh giá là ngôi làng có hàng chục cơ sở HTX sản xuất chế tác đá mỹ nghệ, tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Ước tính mỗi năm  tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ  của Vĩnh Lộc  đạt  khoảng 41,5 triệu USD, trong đó xuất khẩu trực tiếp là 38,1 triệu USD  với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là đá ốp lát, quần áo các loại.

Từ nay đến năm 2020 phấn đầu tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện đạt trên 70%, Vĩnh Lộc đang có nhiều giải pháp thiết thực trong đó chú trọng đến việc tuyên truyền nâng cao nhận thức  cảu các cấp các ngành  và toàn xã hội về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tháng 6/2016 Uỷ ban nhân dân  huyện sẽ trình Ban thường vụ huyện ủy Huyện ủy Đề án: “ Phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020”. Đồng thời hàng năm huyện chỉ đạo rà soát lại số lao động có  nhu cầu học nghề của từng xã, thị trấn trên địa bàn để xây dựng kế hoạch dạy nghề cụ thể. Tranh thủ mọi nguồn lực, khuyến khích mọi thành phần kinh tế  đầu tư mở rộng ngành nghề, sản xuất kinh doanh tạo việc làm mới cho lao động nông thôn. Tích cực xã hội hóa công tác dạy nghề , truyền nghề cho lao động , thưc hiện phương châm dạy nghề sách lược và dạy nghề chiến lược, dạy nghề kết hợp ngắn hạn với dài hạn, theo hình thức vừa học vừa làm, cầm tay chỉ việc để đạt hiệu quả cao trong công tác dạy nghề . Có cơ chế phù hợp với từng giai đoạn để  nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết tốt  việc làm, tăng thu nhập cho người lao động,  góp phần quan trọng phát triển Kinh tế - Xã hội, xây dựng huyện Vĩnh Lộc sớm trở thành huyện Nông thôn mới.

Ý kiến bạn đọc
    <

    Tin mới nhất

    °