Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
3279 người đã bình chọn
2333 người đang online

HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ Thiết kế và quản lý chương trình Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường

Đăng ngày 15 - 07 - 2016
100%

Thực hiện chương trình công tác năm 2016, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Lộc phối hợp với tổ chức Good Neighbors International (GNI) tổ chức hội thảo chuyên đề “Thiết kế và quản lý chương trình phát triển văn hóa đọc trong nhà trường”.

Với mục tiêu phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, mà bước đầu là hình thành hứng thú và thói quen đọc sách cho học sinh, từ ngày 6/7/2016 đến 9/7/2016, hội thảo được tổ chức tại Trường THCS Phạm Văn Hinh, Trường tiểu học Vĩnh An.

Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo, 112 đại biểu đại diện cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh 11 trường Tiểu học và Trung học cơ sở các xã: Vĩnh Long, Vĩnh Khang, Vĩnh Hưng, Vĩnh Hùng, Vĩnh An.

Dưới sự hướng dẫn của báo cáo viên Nguyễn Thị Ngọc Minh – tư vấn giáo dục của tổ chức GNI – giảng viên trường Đại học Sư Phạm I Hà Nội, các đại biểu đã cùng nhau giải quyết các tình huống, tích cực chia sẻ các thông tin bổ ích như: Các yếu tố cấu thành nên Văn hóa đọc, làm thế nào để xây dựng một môi trường đọc thân thiện cho học sinh, cách chọn sách hay cho học sinh, cũng như trải nghiệm cách tổ chức các hoạt động và đọc sách trong nhà trường.

Sau khi nghe tư vấn hướng dẫn, các trường học đã thiết kế và chia sẻ ý tưởng thiết kế các mô hình đọc sách, lên kế hoạch đọc sách phù hợp với đặc điểm của từng trường. Các ý tưởng đưa ra rất phong phú và khả thi như: xây dựng thư viện xanh (đọc sách ngoài vườn trường), thư viện góc lớp (giá sách góc lớp), xây dựng đội cộng tác viên (học sinh) tự quản sách và tài liệu cho từng lớp…

Trong khuôn khổ chương trình, các giáo viên cùng học sinh trải nghiệm cách đọc sách sáng tạo. Qua trải nghiệm cho thấy, học sinh rất hào hứng đọc và cảm nhận được nội dung câu truyện “Trái tim Đankô” của nhà văn Mac-xim Góoc-ki (Maksim Gorky). Từ đó viết nên những đoạn kết mới sáng tạo, thú vị của riêng mình cho tác phẩm.

Sau 4 ngày tổ chức chương trình, hội thảo đã thu được những kết quả tốt đẹp. Các thầy cô giáo và học sinh đã nhận thức ý nghĩa của việc đọc sách, thể hiện niềm vui khi biết cách đọc sách. Hy vọng những kiến thức, kĩ năng qua hội thảo, tập huấn được áp dụng thiết thực nâng cao văn hóa đọc tại trường học cũng như phát triển kỹ năng đọc phục vụ cho việc học tập và học suốt đời của mọi người. 

Ý kiến bạn đọc
    <

    Tin mới nhất

    °