Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
3281 người đã bình chọn
519 người đang online

TUYÊN TRUYỀN CÁC QUY ĐỊNH VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI

Đăng ngày 20 - 11 - 2017
100%

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và điều hành của chính quyền, sự tham gia tích cực của MTTQ, các đoàn thể và nhân dân từ huyện đến xã, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến và đạt kết quả quan trọng. Nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về bảo vệ môi trường được nâng lên; các phong trào bảo vệ môi trường ngày càng thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia; nhiệm vụ bảo vệ môi trường được nhiều ý kiến của đại biểu đại hội đảng bộ các cấp quan tâm, là tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, trong các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Tuy nhiên, môi trường và công tác bảo vệ môi trường hiện nay của huyện còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững; nâng cao chất lượng cuộc sống, nhiều điểm ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết triệt để, tình trạng ô nhiễm môi trường đang có xu hướng gia tăng. Ở khu dân cư tập trung các trang trại, gia trại, làng nghề, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chế biến đá; chất lượng nước mặt ở hầu hết các sông, ao, hồ đang bị ô nhiễm do chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung; hoạt động xây dựng làm gia tăng lượng bụi, tiếng ồn. Ở khu vực nông thôn, tình trạng xả chất thải chăn nuôi không qua xử lý hoặc xử lý không triệt để, việc lạm dụng các loại phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp khá phổ biến... đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Để công tác bảo vệ môi trường nông thôn được đảm bảo đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi yêu cầu các chủ trang trại, gia trại hộ gia đình tuân thủ các yêu cầu sau:

1. Chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khuôn viên lô đất hộ gia đình (nếu có) phải đặt cách xa các nhà ở và đường đi chung ít nht 20m, cui hướng gió và phải có bể chứa phân, rác; phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

2. Chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung phải nằm cách biệt với khu nhà , đảm bảo khoảng cách an toàn sinh học từ trang trại chăn nuôi đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người ti thiểu 500m, cách đường giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu 100 m.

3. Chuồng trại chăn nuôi phải xây dựng đạt các yêu cầu sau:

a) Chuồng được làm bằng nguyên vật liệu bền chắc; nền chuồng phải được lát gạch, đá, hoặc xi măng đảm bảo không để chất thải thẩm thấu xuống đất; có chuồng cách ly gia súc, gia cm ốm, dịch bệnh.

b) Phải có rãnh thoát chất thải lỏng có độ dốc phù hợp, từ rãnh (cống) thu gom chất thải lỏng từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải phải kín, dễ tiêu, thoát nước và không trùng với đường thoát nước khác;

4. Xử lý chất thải chăn nuôi:

a) Chất thải chăn nuôi được thu gom, xử lý, không xả, chảy tràn trên mặt đất gây ô nhiễm nguồn nước; hệ thống thu gom chất thải; mương rãnh thoát nước; bể lưu giữ, chứa phân, xử lý nước thải phải đảm bảo kín;

b) Xây dựng nhà  phân gia súc, gia cầm phải có mái che, tường bao che, nền nhà được láng xi măng chống thấm; rắc vôi bột, phun hóa chất khử trùng trong thời gian ủ để hạn chế côn trùng, ruồi muỗi. Đảm bảo thời gian  phân t 3-4 tháng để tiêu diệt các mầm bệnh, trng giun sán mới được sử dụng làm phân bón, không được sử dụng phân tươi làm phân bón hoặc nuôi cá để tránh lan truyền dịch bệnh ra bên ngoài;

c) Xây dựng chuồng nuôi cách ly đối vi gia súc, gia cầm mới nhập về hoặc gia súc, gia cầm bị bệnh để phòng tránh dịch bệnh lây lan; xác gia súc, gia cầm bị bệnh chết phải được tiêu hủy hay chôn lấp theo quy định của ngành thú y.

d) Sử dụng các chế phẩm vi sinh bổ sung vào thức ăn để hạn chế mùi hôi thối; định kỳ sử dụng hóa chất khử trùng để vệ sinh chuồng trại; trồng cây xanh xung quanh trang trại;

đ) Các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình chăn nuôi phải có công trình xử lý chất thải (hầm biogas hoặc đệm lót sinh học) đảm bảo vệ sinh môi trường:

- Các trang trại có quy mô từ 1000 gia súc trở lên khuyến khích sử dụng hầm biogas để xử lý phân, nước thải chuồng trại chăn nuôi. Nước thải sau khi xử lý biogas phải tiếp tục được xử lý qua các bể lắng, bể lọc, ao sinh học trước khi thải ra môi trường.

- Các trang trại có quy mô dưới 1000 gia súc và chăn nuôi gia cầm khuyến khích sử dụng đệm lót sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi.

5. Phòng, chống dịch bệnh:

a) Phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống và xử lý dịch bệnh đối vi gia súc, gia cầm theo quy định của pháp luật về thú y và các quy định khác liên quan;

b) Trong quá trình chăn nuôi phát hiện động vật mắc bệnh, chết do bệnh hoặc có dấu hiệu bệnh thuộc Danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật không được bán, giết mổ hoặc vứt ra môi trường mà phải cách ly và báo ngay cho nhân viên thú y hoặc cơ quan có thẩm quyền gần nhất để xử lý;

c) Khi có gia súc, gia cầm bị chết do bệnh thông thường phải được chôn lấp, tiêu hủy theo đúng quy trình kỹ thuật. Khu vực chôn lấp cách các nguồn nước sử dụng để sinh hoạt, cách nhà ở và các công trình công cộng ít nhất 50 mét;

6. Khuyến khích chăn nuôi tại các khu chăn nuôi tập trung, hạn chế chăn nuôi gia súc, gia cầm tại các hộ gia đình.

 

                                                                                            Phòng Tài nguyên Môi trường

<

Tin mới nhất

°