Quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với một số môn Thể dục thể thao (Bơi, lặn, Dù lượn và diều bay, Khiêu vũ thể thao, Thể dục thể hình...)

Đăng ngày 06 - 06 - 2018
100%

Thực hiện Công văn số 419/SVHTTDL-QLTDTT ngày 26/02/2018, Công văn số 561/SVHTTDL-QLTDTT ngày 13/3/2018, Công văn số 836/SVHTTDL- TDTT, ngày 4/4/2018 và Công văn số 1003/SVHTTDL-QLTDTT ngày 19/04/2018, Công văn số 1132/SVHTTDL-QLTDTT ngày 3/04/2018 của Sở VH,TT&DL Thanh Hóa về việc triển khai thực hiện các thông tư quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với các môn thể thao gồm: Môn Karate, Taekwondo, Bóng bàn, Cầu lông, Billiards&Snooker và Bơi, lặn; Dù lượn và môn Diều bay, Khiêu vũ thể thao, Ju do, Thể dục thể hình và Fitness, Lân Sư Rồng; Thể dục thẩm mỹ, Vũ đạo thể thao giải trí, Quyền anh, Võ cổ truyền, môn Vovinam, hoạt động đua chó để kinh doanh đặt cược, hoạt động đua ngựa để kinh doanh đặt cược; môn Bóng đá và Mô tô nước trên biển; Quần vợt, Patin, Lặn biển thể thao giải trí. Để thực hiện đúng quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với các môn thể thao UBND huyện hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức tập luyện, thi đấu và tổ chức tập huấn nhân viên chuyên môn đối với các môn Thể dục thể thao cần thực hiện những nội dung sau:

                                                  (Ảnh minh họa)

1. Quy định CSVC và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Bơi, lặn.

a. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện

a1. Bể bơi:

- Kích thước: Bể bơi được xây dựng hoặc lắp đặt có kích thước không nhỏ hơn 6m x 12m hoặc có diện tích tương đương;

- Đáy bể có độ dốc đều, không gấp khúc, chênh lệch độ sâu không quá 1m đối với bể bơi có chiều dài từ 25m trở lên hoặc không quá 0,5m đối với bể bơi có chiều dài nhỏ hơn 25m;

- Thành bể, đáy bể có bề mặt nhẵn, mịn, dễ làm sạch.

a2. Bục xuất phát chỉ được lắp đặt đối với bể bơi có độ sâu không nhỏ hơn 1,35m.

a3. Có phòng thay đồ, khu tắm tráng và khu vệ sinh; sàn các khu vực này và xung quanh bể bơi phải phẳng, không đọng nước, không trơn trượt.

a4. Khu vực rửa chân được đặt tại vị trí trước khi người tập xuống bể.

a5. Có hệ thống âm thanh trong tình trạng hoạt động tốt.

a6. Hệ thống ánh sáng bảo đảm độ sáng không nhỏ hơn 300 Lux ở mọi địa điểm trên mặt nước bể bơi.

a7. Có dây phao được căng để phân chia các khu vực của bể bơi.

a8. Dụng cụ cứu hộ:

- Sào cứu hộ được đặt trên thành bể ở các vị trí thuận lợi dễ quan sát và sử dụng, có độ dài 2,5m, sơn màu đỏ - trắng. Mỗi bể bơi phải có ít nhất 06 sào;

- Phao cứu sinh được đặt trên thành bể ở vị trí thuận lợi khi sử dụng. Mỗi bể bơi phải có ít nhất 06 phao;

-  Ghế cứu hộ được đặt trên thành bể ở vị trí thuận lợi dễ quan sát cho nhân viên cứu hộ, có chiều cao ít nhất 1,5m so với mặt bể.

a9. Bảng nội quy, biển báo:

- Bảng nội quy, biển báo được đặt ở các hướng, vị trí khác nhau, dễ đọc, dễ quan sát;

- Bảng nội quy bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn, quy định đối tượng không được tham gia tập luyện và các quy định khác;

- Biển báo: Khu vực dành cho người không biết bơi (có độ sâu từ 01m trở xuống), khu vực dành cho những người biết bơi, khu vực cấm nhảy cắm đầu (có độ sâu ít hơn 1,4m).

b. Cơ sở vật chất, trang thiết bị thi đấu

b1. Thực hiện theo quy định cơ sở vật chất như tập luyện.

b2. Có đường bơi rộng ít nhất 02m, được phân cách bằng dây phao nổi giảm sóng

c. Tập huấn nhân viên chuyên môn

c1. Tổng cục Thể dục thể thao, Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện và nhân viên cứu hộ môn Bơi, Lặn.

c2. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm xây dựng nội dung, chương trình tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện, nhân viên cứu hộ trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định.

c3. Giấy chứng nhận tập huấn chuyên môn do cơ quan tổ chức tập huấn cấp.

2. Quy định CSVC và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Dù lượn và Diều bay.

a. Cơ sở vật chất tập luyện, thi đấu và biểu diễn

a1. Có khu vực xuất phát và khu vực đỗ đáp ứng yêu cầu sau đây:

- Độ cao chênh lệch giữa khu vực xuất phát cao hơn khu vực đỗ ít nhất là 70m;

- Kích thước khu vực xuất phát

- Đối với môn Dù lượn ít nhất là: 15 mét chiều ngang và 10 mét chiều dọc;

- Đối với môn Diều bay ít nhất là: 10 mét chiều ngang và 10 mét chiều dọc.

- Kích thước khu vực đỗ

- Đối với môn Dù lượn ít nhất là: 30 mét chiều ngang và 30 mét chiều dọc;

- Đối với môn Diều bay ít nhất là: 15 mét chiều ngang và 60 mét chiều dọc.

a2. Điều kiện gió phù hợp đcất cánh

- Đối với Dù lượn cấp độ thấp (cấp độ EN A, EN B) là 0-5,5 m/s;

- Đối với Dù lượn cấp độ cao, Dù lượn thi đấu là từ 0-8,8 m/s;

- Đối với Diều bay không có động cơ là từ 6,6-8,8 m/s;

- Đối với Diều bay có động cơ là từ 0-8,8 m/s.

a3. Có các bảng nội quy, bảng chỉ dẫn được đặt ở những vị trí dễ nhận biết trong khu vực xuất phát và khu vực đỗ với các nội dung sau đây:

- Bảng nội quy quy định về: Giờ tập luyện, đối tượng được tham gia tập luyện, thi đấu, biểu diễn; đối tượng không được tham gia tập luyện, thi đấu, biểu diễn; trang phục tập luyện, thi đấu, biểu diễn; biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện, thi đấu và các quy định khác;

- Bảng chỉ dẫn quy định về: Bản đồ khu vực bay, giới hạn khu vực bay, các quy định về khu vực bay, số điện thoại của người có trách nhiệm quản lý bay, tần số bộ đàm và cách thức liên lạc khi cần thiết.

a4. Kế hoạch an toàn, tìm kiếm và cứu nạn

- Kế hoạch nêu rõ các biện pháp bảo đảm an toàn, tìm kiếm và cứu nạn trong vùng hoạt động bay thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ sở và phải thường xuyên kiểm tra, cập nhập kế hoạch bay;

- Người tham gia hoạt động môn Dù lượn và môn Diều bay phải được phổ biến và hướng dẫn kế hoạch để nắm rõ về cách thức liên lạc và trình tự các bước tìm kiếm, cứu nạn.

b. Trang thiết bị tập luyện, thi đấu và biểu diễn

b1. Dù chính, dù phụ (đối với môn Dù lượn) và diều, dù phụ (đối với môn Diều bay), đai ngồi, hệ thống dây an toàn, bộ đàm, mũ bảo hiểm, giầy, thiết bị đo độ cao, định vị toàn cầu.

b2. Phải có phương tiện thông tin, liên lạc đảm bảo yêu cầu liên lạc thông suốt từ bộ phận điều hành đến quản lý bay khu vực, các vùng hoạt động dù lượn và diều bay thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ sở thể thao và các cơ quan quản lý có thẩm quyền.

b3. Hình thức Dù lượn và Diều bay phải bảo đảm phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc.

c. Tập huấn nhân viên chuyên môn

c1. Tổng cục Thể dục thể thao, Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về Dù lượn và Diều bay cấp quốc gia hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện, nhân viên cứu hộ môn Dù lượn và môn Diều bay.

c2. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm xây dựng nội dung, chương trình và thời gian tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện, nhân viên cứu hộ môn Dù lượn và môn Diều bay trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định.

c3. Giấy chứng nhận tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện, nhân viên cứu hộ môn Dù lượn và môn Diều bay do cơ quan tổ chức tập huấn cấp.

3. Quy định CSVC và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Khiêu vũ thể thao.

a. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện.

a1. Sàn tập luyện có kích thước ít nhất là 08m x 11m.

a2. Mặt sàn bng phng, không trơn trượt, bề mặt sàn được lát bằng một trong các vật liệu sau: Gtự nhiên, g công nghiệp, gạch men, đá hoa.

a3. Khoảng cách từ mặt sàn đến điểm thấp nhất trên trần hoặc mái che ít nhất là 2,8m.

a4. Hệ thống âm thanh có cường độ ít nhất từ 90dBA trở lên.

a5. Ánh sáng phục vụ tập luyện ít nhất từ 150lux trở lên.

a6. Có ghế ngi và gương.

a7. Có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế.

a8. Có khu vực thay đvà nhà vệ sinh.

a9. Có bảng nội quy bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Đối tượng tham gia tập luyện, trang phục tập luyện, giờ tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện.

b. Cơ sở vật chất, trang thiết bị thi đấu

b1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị thi đấu môn Khiêu vũ thể thao được thực hiện theo quy định cơ sở vật chất như tập luyện.

b2. Ánh sáng phục vụ thi đấu ít nhất từ 200 lux trở lên.

c. Cơ sở vật chất, trang thiết bị biểu diễn

c1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị biu diễn môn Khiêu vũ thể thao được thực hiện theo quy định tại cơ sở vật chất như tập luyện.

c2. Mặt sàn biu diễn bng phng, không trơn trượt.

c3. Trang phục không được làm bằng chất liệu hoặc màu sắc trong suốt và phải che kín những vùng nhạy cảm của cơ thể người biểu diễn.

d. Tập huấn nhân viên chuyên môn

d1. Tổng cục Thể dục thể thao, Liên đoàn Thể dục Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện môn Khiêu vũ thể thao.

d2. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm xây dựng nội dung, chương trình tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện môn Khiêu vũ thể thao trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định.

d3. Giấy chứng nhận tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện môn Khiêu vũ thể thao do cơ quan tổ chức tập huấn cấp.

4.  Quy định CSVC và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Thể dục thể hình và Fitness.

a. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện

a1. Địa điểm tập luyện

- Phòng tập luyện diện tích ít nhất 60 m2, khoảng cách từ sàn đến trần ít nhất 2,8 m, không gian tập luyện phải bảo đảm thông thoáng. Khoảng cách giữa các trang thiết bị tập luyện bảo đảm từ 10cm đến 30cm;

- Ánh sáng từ 150 lux trở lên;

- Hệ thống âm thanh trong tình trạng hoạt động tốt;

- Có khu vực vệ sinh, thay đồ, nơi để đồ dùng cá nhân cho người tập; có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế;

- Nội quy bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện, đối tượng tham gia tập luyện, các đối tượng không được tham gia tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện.

a2. Trang thiết bị tập luyện phải bảo đảm theo quy định

b. Cơ sở vật chất, trang thiết bị thi đấu

b1. Địa điểm thi đấu môn Thể dục thể hình và Fitness diễn ra trong nhà, trong sân tập hoặc ngoài trời.

b2. Sân khấu: Kích thước sân khấu 12m x 12m và có chiều cao 0,8m. Mặt sân khấu phải được trải thảm mềm. Thảm mu xanh nước biển hoặc mầu xanh ngọc.

b3. Phông: Phía sau sân khấu thi đấu phải căng một tấm phông với một trong những mầu sắc sau đây: Xanh đen, nâu sẫm, xanh lục sẫm, tím sẫm.

b4. Bục thi đấu môn Thể dục thể hình đặt ở vị trí trung tâm sân khấu. Kích thước bục dài 06m, rộng 02m và cao 0,3m, có thảm bao xung quanh mầu lục nhạt hoặc mầu lam nhạt.

b5. Ánh sáng từ 1500 lux trở lên. Đối với môn Fitness phải sáng đều khắp sân khấu; đối với môn Thể dục thể hình ánh sáng tập trung chiếu rọi khu vực bục thi đấu.

b6. Hệ thống âm thanh trong tình trạng hoạt động tốt.

b7. Khu vực khởi động phải gần địa điểm thi đấu. Trang thiết bị khởi động cần có gồm: Cần tạ, bánh tạ, tạ tay, dây chun, dây lò so, ghế tập.

c. Tập huấn nhân viên chuyên môn                                 

c1. Tổng cục Thể dục thể thao, Liên đoàn Cử tạ, Thể hình Việt Nam hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện môn Thể dục thể hình và Fitness.

c2. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm xây dựng nội dung, chương trình tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện môn Thể dục thể hình và Fitness trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định.

c3. Giấy chứng nhận tập huấn nhân viên chuyên môn do cơ quan tổ chức tập huấn cấp.

5. Quy định CSVC và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Thể dục thẩm mỹ.

a. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện

a1. Sàn tập có kích thước từ 08m x 08m trở lên.

a2. Mặt sàn bằng phẳng, không trơn trượt và được trải thảm hoặc đệm mềm.

a3. Khoảng cách từ sàn nhà đến trần ít nhất là 03 m.

a4. Hệ thống âm thanh bảo đảm cường độ ít nhất từ 90dBA trở lên.

a5. Ánh sáng bảo đảm từ 150 lux trở lên.

a6. Có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế.

a7. Trang bị các dụng cụ bổ trợ phục vụ người tập: Máy chạy bộ, tạ, bục, gậy, vòng, bóng.

a8. Có khu vực thay đồ và nhà vệ sinh.

a9. Có bảng nội quy bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Đối tượng tham gia tập luyện, giờ tập luyện, trang phục tập luyện và các biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện.

b.Cơ sở vật chất, trang thiết bị thi đấu

b1. Thực hiện theo quy định cơ sở vật chất như tập luyện.

b2. Sàn thi đấu có kích thước ít nhất là 12m x 12m.

b3. Hệ thống âm thanh bảo đảm cường độ ít nhất từ 120dBA trở lên.

b4. Mỗi người hướng dẫn tập luyện hướng dẫn không quá 30 người trong một buổi tập.

c. Tập huấn nhân viên chuyên môn

c1. Tổng cục Thể dục thể thao, Liên đoàn Thể dục Việt Nam hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện môn Thể dục thẩm mỹ.

c2. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm xây dựng nội dung, chương trình tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện môn Thể dục thẩm mỹ trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định.

c3. Giấy chứng nhận tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện môn Thể dục thẩm mỹ do cơ quan tổ chức tập huấn cấp.  

6. Quy định CSVC và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Vũ đạo thể thao giải trí.

a. Cơ sở vật chất

a1. Hoạt động tập luyện, thi đấu và biểu diễn môn Vũ đạo thể thao giải trí trong nhà, trong sân tập phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:

- Diện tích sàn tập tối thiểu 30m2;

- Sàn tập bng phng, không trơn trượt;

- Khoảng cách từ mặt sàn đến trần nhà không thấp hơn 2,7m;

- Không gian tập luyện thoáng mát, ánh sáng từ 150 lux trở lên;

- Có khu vực vệ sinh, thay đồ, nơi để đồ dùng cá nhân cho người tập, có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế;

- Có bảng nội quy quy định những nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện, đối tượng tham gia tập luyện, các đối tượng không được tham gia tập luyện, trang phục khi tham gia tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện.

a2. Hoạt động tập luyện, thi đấu và biểu diễn môn Vũ đạo thể thao giải trí ngoài trời phải bảo đảm quy định cơ sở vật chất như tập luyện.

b. Trang thiết bị

b1. Trang thiết bị tập luyện

Mỗi cá nhân tham gia tập luyện phải tự trang bị tấm lót khủy tay, tấm lót đầu gối, mũ đội đầu.

b2. Trang thiết bị thi đấu

- Thiết bị liên lạc cho các thành viên tổ chức và điều hành giải;

- Bàn chơi nhạc, đng hồ bấm giờ, bảng điểm, vạch giới hạn sân thi đấu và các trang thiết bị khác bảo đảm an toàn cho vận động viên tham gia thi đấu theo quy định của Luật thi đấu và điều lệ thi đấu của giải.

b3. Trang thiết bị biểu diễn

Bàn chơi nhạc, thiết bị liên lạc đáp ứng yêu cầu của bui biu diễn.

c.Tập huấn nhân viên chuyên môn

c1. Tổng cục Thể dục thể thao, Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện môn Vũ đạo ththao giải trí.

c2. Tổng cục Thdục ththao có trách nhiệm xây dựng nội dung, chương trình tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện môn Vũ đạo ththao giải trí trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định.

c3. Giấy chứng nhận tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện môn Vũ đạo thể thao giải trí do cơ quan tổ chức tập huấn cấp.

7. Quy định chuyên môn về tiêu chuẩn trọng tài, giám sát, CSVC, trang thiết bị của doanh nghiệp tổ chức hoạt động đua chó để kinh doanh đặt cược.

a. Cơ sở vật chất

a1. Đường đua chó khép kín hoặc đường đua thẳng có độ dài ít nhất là 300m; chiều rộng ít nhất là 06m.

a2. Mặt đường đua được phủ bằng cát hoặc trồng cỏ bảo đảm các yêu cầu sau:

- Mặt đường đua không lẫn vật sắc, nhọn hoặc các vật khác có thể gây thương tích cho chó đua;

- Đối với mặt đường đua được phủ bằng cát, lớp cát phủ có độ dày ít nhất là 0,15m; hạt cát mịn có đường kính lớn nhất là 0,3mm và có độ kết dính; mặt đường đua phải được làm phẳng trước mỗi đợt đua;

- Đối với mặt đường đua bằng cỏ, loại cỏ được trồng là bermuda.

a3. Hàng rào bảo vệ đường đua được làm bằng kim loại, gồm hàng rào bảo vệ bên ngoài đường đua có chiều cao ít nhất là 01m và hàng rào bảo vệ bên trong đường đua có chiều cao ít nhất là 0,4m. Khoảng cách từ hàng rào bên ngoài bảo vệ đường đua đến khán giả ít nhất là 01m.

a4. Khu vực chuẩn bị

- Khu vực cân chó phải được bố trí ở vị trí hợp lý, gần khu vực xuất phát, có cân điện tử để cân chó.

- Khu vực nhốt chó trước khi đua bảo đảm đủ chuồng nhốt được tất cả các chó đua trong một ngày đua.

Mỗi chuồng nhốt chó chỉ được nhốt một con; có chiều dài ít nhất là 1,2m; chiều rộng ít nhất là 0,6m; chiều cao ít nhất là 0,8m.

a5. Khu vực xuất phát

- Khu vực xuất phát có độ rộng ít nhất là 08m.

- Chuồng xuất phát có ít nhất 06 hộc xuất phát, được làm bằng vật liệu cứng; mỗi hộc dài ít nhất là 01m; rộng ít nhất là 0,25m; cao ít nhất là 01m. Chuồng xuất phát có hệ thống mở cửa tự động bảo đảm tất cả các cửa được mở cùng lúc khi thỏ máy mồi chạy ngang qua vạch xuất phát.

a6. Khu vực đích đến

- Hệ thống camera chụp ảnh đích đến bằng kỹ thuật số màu có khả năng chụp ít nhất là 2000 vạch trong 01 giây và ghép lại thành ảnh để xác định chính xác thành tích chó đua khi về đích.

- Bảng điện tử hiển thị các thông số kết quả cuộc đua có chiều rộng ít nhất là 01m và chiều dài ít nhất là 3,5m.

- Gương soi đích đến có chiều rộng ít nhất là 0,35m; chiều dài ít nhất là 1,7m, được đặt vuông góc với vạch đích và đối diện vị trí đặt camera chụp ảnh xác định thành tích.

a7. Khu vực chặn chó sau khi đua có 02 rào chặn chó bằng lưới; rào thứ nhất được đặt sau đích đến ít nhất là 50m; rào thứ hai được đặt sau đích đến ít nhất là 100 m.

a8. Độ chiếu sáng tại đường đua bảo đảm theo quy định sau:

- Độ chiếu sáng tại khu vực đích đến ít nhất là 1.500 lux;

- Độ chiếu sáng trên đường đua trước khu vực trung tâm khán đài ít nhất là 650 lux;

- Độ chiếu sáng trên đường đua trước khu vực hai bên khán đài ít nhất là 500 lux;

- Độ chiếu sáng tại các khu vực khác trên đường đua ít nhất là 350 lux.

a9. Phòng điều khiển thỏ máy mồi thông qua hệ thống điện được thiết kế để bao quát toàn bộ đường đua.

a10. Có khu vực thay đồ, nhà vệ sinh.

b. Trang thiết bị

1. Trang thiết bị cho chó, đua bao gồm: Rọ mõm; áo có màu dễ phân biệt với chó đua khác và đúng mã số tương ứng với vị trí chuồng xuất phát của chó đua trong cùng một lượt đua.

2. Trang thiết bị cho các thành viên trọng tài, giám sát bao gồm: Ống nhòm và bộ đàm liên lạc dùng trong nội bộ, được phát trước cuộc đua.

3. Thỏ máy mồi chạy theo đường đua chó chạy, trước chó đua dẫn đầu từ 05m đến 08 m.

4. Hệ thống camera tại khu vực chuẩn bị, khu vực xuất phát, khu vực đích đến và trên đường đua được liên kết chặt chẽ với nhau, bảo đảm giám sát được toàn bộ quá trình diễn ra cuộc đua.

c. Trọng tài, giám sát

c1. Trọng tài, giám sát do doanh nghiệp kinh doanh đặt cược đua chó lựa chọn phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau đây:

- Từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Có phẩm chất đạo đức tốt;

- Nắm vững Điều lệ đua chó.

c2. Một cuộc đua chó bảo đảm có Ban trọng tài, gồm ít nhất 06 trọng tài, cụ thể: Trọng tài chính, trọng tài cân, trọng tài nhận dạng, trọng tài xuất phát, trọng tài đích đến, trọng tài thư ký.

c3. Nhiệm vụ của các trọng tài

- Trọng tài chính có nhiệm vụ: Phân công nhiệm vụ cho các trọng tài; quyết định chó đua bị loại ra trước khi diễn ra cuộc đua nếu phát hiện có vi phạm Điều lệ đua hoặc quy định của pháp luật; ra các quyết định cuối cùng của Ban trọng tài về cuộc đua trên cơ sở xem xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của các trọng tài khác; ký và gửi Hội đồng giám sát cuộc đua biên bản xác định kết quả cuộc đua.

- Trọng tài cân có nhiệm vụ: Cân chó đua trước khi cuộc đua bắt đầu; bốc thăm số chuồng xuất phát cho chó đua trong phạm vi hoạt động của camera, với sự chứng kiến của chủ sở hữu chó đua hoặc người huấn luyện chó đua, hoặc người chăm sóc chó đua; ký biên bản xác định kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và gửi cho trọng tài thư ký.

- Trọng tài nhận dạng có nhiệm vụ: Nhận dạng chó đua theo tên, đặc điểm nhận dạng, mã số, màu áo đã đăng ký; ký biên bản xác định kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và gửi cho trọng tài thư ký.

- Trọng tài xuất phát có nhiệm vụ: Đưa chó đua vào vị trí hộc xuất phát; phát lệnh xuất phát cuộc đua; theo dõi sức khỏe và biểu hiện của chó đua; giám sát việc đưa chó đua về khu vực nhà cân sau khi chó đua về đích; ký biên bản xác định kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và gửi cho trọng tài thư ký.

- Trọng tài đích đến có nhiệm vụ: Xác định thứ hạng về đích của từng chó đua; ký biên bản xác định kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và gửi cho trọng tài thư ký.

- Trọng tài thư ký có nhiệm vụ: Tổng hợp, ký và gửi biên bản xác định kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của các trọng tài cho trọng tài chính.

c4. Giám sát phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại điểm b và điểm c Khoản 1 Điều này và đã qua thực tế hoạt động trong lĩnh vực công tác từ đủ 5 năm trở lên.

8. Quy định chuyên môn về tiêu chuẩn trọng tài, giám sát, CSVC, trang thiết bị của doanh nghiệp tổ chức hoạt động đua ngựa để kinh doanh đặt cược.

a.Cơ sở vật chất

a1. Kích thước đường đua

- Đường đua thẳng có chiều dài ít nhất là 1.000m; chiều rộng ít nhất là 16m; có đoạn đường thẳng sau đích dài ít nhất là 200m để ngựa đua giảm dần tốc độ.

- Đường đua khép kín có chiều dài ít nhất là 1.500m; chiều rộng ít nhất là 16m; phải có đoạn đường thẳng trước khi tiếp nối vi đoạn đường vòng của đường đua dài ít nhất là 300m; bán kính của đoạn đường vòng dài ít nhất là 135m.

a2. Mặt đường đua được phủ bng cát hoặc trng cỏ bảo đảm các yêu cầu sau:

- Đối với mặt đường đua được phủ bằng cát, lớp cát phủ có độ dày ít nhất là 0,2m; hạt cát có đường kính từ 0,1mm đến 3mm; không lẫn vật thủy tinh, sắc, nhọn hoặc các vật khác có thể gây thương tích cho ngựa đua;

- Đối với mặt đường đua bằng cỏ, loại cỏ được trồng là cỏ bermuda (có tên gọi khác là cỏ chỉ) hoặc cỏ lá gừng,

a3. Hàng rào bảo vệ hai bên đường đua có chiều cao ít nhất là 0,8m, khoảng cách từ hàng rào bảo vệ bên ngoài đường đua đến khu vực khán giả ít nhất là 10m.

a4. Khu vực xuất phát

- Khu vực xuất phát tại đường đua thẳng có chiều dài ít nhất là 60m; chiều rộng ít nhất là 30m.

- Chuồng xuất phát được làm bằng vật liệu cứng; có chiều cao ít nhất là 3,8m; chiều rộng ít nhất là 0,82m; chiều dài ít nhất là 1,95m; có cửa xuất phát được điều khiển tự động và bảo đảm khi có lệnh xuất phát của trọng tài đều được mở cùng một lúc.

a5. Khu vực đích đến

- Hệ thống camera kỹ thuật số chụp ảnh đích đến có khả năng chụp ít nhất 2.000 vạch trong 01 giây và ghép lại thành ảnh để xác định chính xác thành tích ngựa đua khi về đích.

- Bảng điện tử hiển thị các thông số kết quả cuộc đua được đặt ở vị trí bảo đảm trọng tài, giám sát và khán giả dễ quan sát; có chiều rộng ít nhất là 01m; chiều dài ít nhất là 3,5m.

- Gương soi đích đến được đặt vuông góc với vạch đích đến và đối diện với camera chụp ảnh đích đến; có chiều rộng ít nhất là 0,35m; chiều dài ít nhất là 1,7m.

a6. Khu vực cân nài ngựa có trang bị cân điện tử, có khu vực cách ly các nài ngựa sau khi cân xong với tất cả các đối tượng khác.

a7. Có khu vực thay đồ, nhà vệ sinh.

b. Trang thiết bị

b1.Trang thiết bị cho nài ngựa bao gồm: Mũ bảo hiểm, áo giáp, giáp bảo vệ ng quyn, giày đua, túi đựng chì, roi da.

b2. Trang thiết bị cho ngựa đua bao gồm: Hàm thiếc, mặt nạ, bộ đồ đầu, yên ngựa, số đeo.

b3. Trang thiết bị cho các thành viên trọng tài, giám sát bao gồm: Ống nhòm và bộ đàm liên lạc dùng trong nội bộ, được phát trước cuộc đua.

b4. Hệ thống camera tại khu vực chuẩn bị, khu vực cân nài ngựa, khu vực xuất phát, trên đường đua và khu vực đích đến phải đầy đủ, được liên kết chặt chẽ với nhau và đang hoạt động tốt bảo đảm tính chính xác, trung thực trong việc tổ chức cuộc đua và xác định kết quả cuộc đua.

c. Trọng tài, giám sát

c1. Trọng tài do doanh nghiệp kinh doanh đặt cược đua ngựa lựa chọn phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau đây:

- Từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Có phẩm chất đạo đức tốt;

- Nắm vững Điều lệ đua ngựa;

c2. Một cuộc đua ngựa bảo đảm có Ban trọng tài, gồm ít nhất 09 trọng tài, cụ thể: Trọng tài chính, trọng tài cân, trọng tài xuất phát, trọng tài đích đến, trọng tài thư ký và ít nhất 04 trọng tài trên đường đua.

c3. Nhiệm vụ của các trọng tài

- Trọng tài chính có nhiệm vụ: Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban trọng tài; quyết định ngựa đua bị loại trước khi diễn ra cuộc đua trong trường hợp có sự gian lận; ra các quyết định cuối cùng của Ban trọng tài về cuộc đua trên cơ sở xem xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của các trọng tài khác; ký và gửi Hội đồng giám sát cuộc đua biên bn xác định kết quả cuộc đua;

- Trọng tài cân có nhiệm vụ: Cân nài ngựa trước khi bắt đầu cuộc đua và sau khi kết thúc cuộc đua; bốc thăm số chuồng xuất phát cho nài ngựa và ngựa đua; nhận dạng ngựa đua căn cứ vào lý lịch ngựa đua; ký biên bản xác định kết quthực hiện nhiệm vụ được giao và gửi cho trọng tài thư ký;

- Trọng tài xuất phát có nhiệm vụ: Đưa ngựa đua vào vị trí xuất phát; kiểm tra các trang thiết bị của nài ngựa và ngựa đua; phát lệnh xuất phát cuộc đua; giám sát việc đưa ngựa đua và nài ngựa về khu vực nhà cân sau khi ngựa đua về đích; ký biên bản xác định kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và gi cho trọng tài thư ký;

- Trọng tài trên đường đua có nhiệm vụ: Giám sát, phát hiện các hành vi vi phạm Điều lệ đua của nài ngựa và ngựa đưa; ký biên bản xác định kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và gi cho trọng tài thư ký;

- Trọng tài đích đến có nhiệm vụ: Xác định thứ hạng về đích của từng ngựa đua; ký biên bản xác định kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và gửi cho trọng tài thư ký;

- Trọng tài thư ký có nhiệm vụ: Tổng hợp, ký và gửi biên bản xác định kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của các trọng tài cho trọng tài chính.

- Giám sát phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại điểm b và điểm c Khoản 1 Điều này và đã qua thực tế hoạt động trong lĩnh vực công tác từ đủ 5 năm trở lên.

d. Tập huấn nhân viên cứu hộ

d1. Tổng cục Thể dục thể thao, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về đua ngựa cấp quốc gia hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tập huấn chuyên môn cho nhân viên cứu hộ đua ngựa.

d2. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm xây dựng nội dung, chương trình tập huấn chuyên môn cho nhân viên cứu hộ đua ngựa, trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định.

d3. Giấy chứng nhận tập huấn chuyên môn cho nhân viên cứu hộ đua ngựa do cơ quan tổ chức tập huấn cấp.

9. Quy định về CSVC, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Môtô nước trên biển.

a. Cơ sở vật chất

a1. Vùng hoạt động mô tô nước phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Xác định bằng hệ thống phao neo, cờ định vị;

- Phao neo, cờ định vị có màu sắc tương phản với màu nước và cảnh quan môi trường để dễ quan sát; khoảng cách giữa các phao neo, cờ định vị nhiều nhất là 50m. Phao neo hình cầu; đường kính ít nhất là 30cm; chất liệu được sử dụng làm phao neo phải là các chất liệu không gây ô nhiễm môi trường. Cờ định vị hình chữ nhật, có kích thước 25cm x 30cm;

- Có độ sâu ít nhất là 2m, không có đá ngầm, rạn san hô, công trình trên biển, khu vực bãi tắm hoặc chướng ngại vật khác;

- Khoảng cách từ mép nước của bờ biển đến giới hạn ngoài của vùng hoạt động nhiều nhất là 650m và đến giới hạn trong của vùng hoạt động ít nht là 60m.

a2. Khoảng cách giữa cửa ra, cửa vào của mỗi bến bãi neo đậu phương tiện ít nhất là 250m. Cửa ra, cửa vào của bến bãi neo đậu phương tiện phải có chiu rộng ít nhất là 06m.

a3. Có khu vực vệ sinh, thay đồ, nơi để đồ dùng cá nhân cho người tập; có túi sơ cứu và các thiết bị sơ cứu, cấp cứu ban đầu khác phù hợp với yêu cầu tập luyện, biểu diễn, thi đấu môn Mô tô nước trên biển.

a4. Có bảng nội quy được đặt ở những vị trí dễ nhận biết trong khu vực xuất phát, cửa ra, ca vào của bến bãi neo đậu.

Bảng nội quy quy định những nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện; đối tượng không được tham gia tập luyện, thi đấu, biểu diễn; trang phục tập luyện, thi đấu, biểu diễn; biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện, biểu diễn và thi đấu; không được điều khiển các phương tiện ra khỏi vùng hoạt động được xác định bằng phao neo, cờ định vị và các quy định khác.

b. Trang thiết bị

b1. Động cơ của mô tô nước phải có công suất tính bằng sức ngựa, phù hợp với thiết kế kỹ thuật của phương tiện.

b2. Mô tô nước khi đưa vào hoạt động phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

b3. Thông tin liên lạc và cứu hộ

- Hệ thống thông tin bảo đảm yêu cầu liên lạc từ bộ phận điều hành và cứu hộ đến các vùng hoạt động mô tô nước;

- Trạm quan sát bảo đảm quan sát được toàn bộ vùng hoạt động mô tô nước;

- Có ca nô cứu hộ; có ít nhất là 05 phao cứu sinh trên một ca nô cứu hộ;

- Bảo đảm mỗi người có ít nhất 01 áo phao.

c. Tập huấn nhân viên chuyên môn

c1. Tổng cục Thể dục thể thao, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về Mô tô nước trên biển cấp quốc gia hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện, nhân viên cứu hộ môn Mô tô nước trên biển.

c2. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm xây dựng nội dung, chương trình tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện, nhân viên cứu hộ môn Mô tô nước trên biển, trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định.

c3. Giấy chứng nhận tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện, nhân viên cứu hộ môn Mô tô nước trên biển do cơ quan tổ chức tập huấn cấp.

10. Quy định về CSVC, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Patin.

a. Cơ sở vật chất

a1. Hoạt động tập luyện và thi đấu môn Patin trong nhà, trong sân tập phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:

- Diện tích sân phải từ 300m2 trở lên;

- Bề mặt sân bằng phẳng, dốc trượt và mô hình chướng ngại vật phải nhẵn, không trơn trượt; đối với dốc trượt, mô hình chướng ngại vật và các góc cạnh phải được xử lý đúng kỹ thuật thiết kế chuyên dùng và được trang bị bảo hiểm để bảo đảm an toàn, không gây nguy hiểm cho người tập luyện;

- Khoảng cách từ mặt sàn đến trần nhà: Đối với sân bằng phẳng, khoảng cách từ mặt sân đến trần nhà ít nhất là 3,5m. Đối với sân có dốc trượt và mô hình chướng ngại vật, khoảng cách từ đỉnh dốc điểm cao nhất của chướng ngại vật đến trần nhà ít nhất là 04m;

- Không gian tập luyện phải bảo đảm thông thoáng, ánh sáng từ 150 lux trở lên;

- Có khu vực vệ sinh, thay đồ, nơi để đồ dùng cá nhân cho người tập; có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế;

- Có bảng nội quy quy định những nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện các đối tượng không được tham gia tập luyện, trang phục, thiết bị khi tham gia tập luyện, các biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện.

a2. Hoạt động tập luyện và thi đấu môn Patin ngoài trời phải thực hiện theo quy định này.

a3. Hoạt động biểu diễn môn Patin phải thực hiện theo quy định này.

b. Trang thiết bị

b1. Trang thiết bị tập luyện và biểu diễn

+ Tấm lót khuỷu tay;

+ Tấm lót đầu gối;

+ Mũ đội đầu;

+ Giày trượt phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:

- Thân giày chắc chắn, ôm chân, không lỏng lẻo, không bị nghiêng, vẹo quá 45°, có khóa chắc chắn, lót trong của giày phải êm, thông thoáng;

- Bánh xe cao su, có độ đàn hồi, 02 vòng bi cho một bánh xe với vòng đệm ở giữa, không sử dụng loại một trục;

- Khung đỡ và lắp bánh của giày (Frames): Bằng hp kim nhôm (Alu) có độ cứng trên 5000, có độ dày không nhỏ hơn 01 mm hoặc bằng nhựa có độ dày không nhỏ hơn 02 mm.

b2. Trang thiết bị thi đấu môn Patin phải bảo đảm theo quy định của Luật thi đấu Patin hiện hành.

c. Tập huấn nhân viên chuyên môn

c1. Tổng cục Thể dục thể thao, Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về Patin cấp quốc gia hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tập huấn cho người hướng dẫn tập luyện môn Patin.

c2. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm xây dựng nội dung, chương trình tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện môn Patin, trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định.

c3. Giấy chứng nhận tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện môn Patin do cơ quan tổ chức tập huấn cấp.

11. Quy định về CSVC, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Lặn biển thể thao giải trí.

a. Cơ sở vật chất

a1. Khu vực lặn biển phải có đầy đủ hệ thống phao tiêu, biển báo được định vị phù hợp với tọa đồ trên hải đồ. Phao tiêu, biển báo phải có màu sắc tương phản với màu nước và cảnh quan môi trường để dễ quan sát.

a2. Có phương tiện thủy nội địa vận chuyển người lặn biển, người hướng dẫn tập luyện, nhân viên cứu hộ và các trang thiết bị, dụng cụ môn Lặn biển thể thao giải trí.

a3. Có khu vực tập kết phương tiện thủy nội địa và neo đậu phương tiện thủy nội địa.

a4. Có phòng thay đồ, gửi đồ, nhà tắm, khu vực vệ sinh cho người lặn biển; có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế.

a5. Có sổ theo dõi người lặn biển bao gồm những nội dung chủ yếu: Họ và tên, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, tình trạng sức khỏe của người lặn biển, địa chỉ và số điện thoại liên hệ khi cần thiết.

a6. Có bảng nội quy lặn biển quy định nội dung chủ yếu: Giờ tập luyện, các đối tượng không được tham gia, trang phục khi tham gia, biện pháp đảm bảo an toàn.

b. Trang thiết bị

b1. Trang bị bảo hộ cá nhân dành cho người lặn biển và người hướng dẫn tập luyện: Máy nén khí, bình khí nén, bình ô xy, đồng hồ định vị, đồng hồ đo áp lực, đồng hồ đo độ sâu, đồng hồ đo nhiệt độ, đồng hồ đo thời gian lặn, quần áo lặn, thắt lưng chì, chân vịt, kính lặn, ống thở, hệ thống van, đường ống dẫn khí đến miệng thở, phao cứu sinh.

b2. Hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo kết nối liên tục giữa trung tâm tìm kiếm, cứu nạn của địa phương hoặc của quốc gia với các khu vực hoạt động trong phạm vi quản lý của cơ sở.

c. Bảo đảm an toàn

c1. Khi có người lặn dưới biển, phương tiện thủy nội địa tổ chức hoạt động lặn biển phải treo cờ hiệu để báo hiệu đảm bảo an toàn cho người lặn biển.

c2. Người hướng dẫn tập luyện phải hướng dẫn người lặn biển biết cách thức sử dụng bình khí, các thiết bị lặn, sử dụng phao cứu sinh và cách thức lặn.

c3. Người lặn biển có trách nhiệm khai báo tình trạng sức khỏe theo quy định của cơ sở thể thao và chịu trách nhiệm về khai báo của mình.

d. Tập huấn nhân viên chuyên môn

d1. Tổng cục Thể dục thể thao, Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tập huấn nhân viên chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện, nhân viên cứu hộ môn Lặn biển thể thao giải trí.

d2. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm xây dựng nội dung, chương trình tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện, nhân viên cứu hộ môn Lặn biển thể thao giải trí trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định.

d3. Giấy chứng nhận tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện, nhân viên cứu hộ môn Lặn biển thể thao giải trí do cơ quan tổ chức tập huấn cấp.

<

Tin mới nhất

Vĩnh Lộc nỗ lực về đích giải ngân vốn đầu tư công(07/08/2024 8:04 SA)

Ban Đại diện HĐQT NHCSXH huyện Vĩnh Lộc tổ chức phiên họp thường kỳ quý II năm 2024, triển khai...(09/07/2024 10:27 SA)

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức tập huấn sử dụng phân bón cho cây trồng chuẩn bị cho...(09/05/2024 10:43 SA)

Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước 9 tháng năm 2023.(08/09/2023 5:13 CH)

Vĩnh Lộc huy động, thu hút các nguồn vốn đầu tư cho phát triển(14/05/2023 7:34 CH)

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
3337 người đã bình chọn
°
685 người đang online